Home QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP HAY MẤT GỐC CỦA GIỚI TRẺ VIỆT-MỸ

QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP HAY MẤT GỐC CỦA GIỚI TRẺ VIỆT-MỸ

QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP HAY MẤT GỐC CỦA GIỚI TRẺ VIỆT-MỸ

Từ giữa thập niên 70, làn sóng di cư người Việt đến Hoa Kỳ bắt đầu gia tăng nhanh chóng . Làm sao có thể hội nhập một cách thành công ở “miền đất hứa”, không chỉ là sự trăn trở của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến mảnh đất xa lạ này, mà còn đối với thế hệ thứ hai hoặc có lẽ về sau nữa, là câu hỏi cần được đặt ra. Vì lẽ, hội nhập không hàm nghĩa mất gốc!

Quá trình hội nhập do đó, vừa là cơ hội, vừa là thách thức.

Trong rất nhiều công trình nghiên cứu của giới học giả chuyên môn trong lãnh vực xã hội lẫn tôn giáo, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi cả hai mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm, song có một điểm tương đồng, nổi bật, là công nhận vai trò của các tổ chức tôn giáo, trong đó có Gia Đình Phật Tử là rất quan trọng, đối với tiến trình hội nhập của các thế hệ người Việt định cư tại Mỹ.

Điều này một phần đã được chia sẻ trong bài nghiên cứu công phu của Andrew Nova Le, hiện là ứng viên tiến sĩ Xã Hội Học tại Đại học California Los Angeles (UCLA), đồng thời là nghiên cứu viên thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Washington (UW). Từ trước cho đến nay, thật hiếm hoi để tìm thấy một công trình nghiên cứu liên quan GĐPT một cách khá cụ thể, mặc dù nội dung của nghiên cứu này, mở ra cho quý anh chị trưởng hoặc quý vị quan tâm những suy nghĩ có thể đồng thuận hoặc chưa đồng thuận vì một vài tiểu tiết, nhưng trong tinh thần học thuật, chúng ta luôn lắng nghe và và tiếp tục thảo luận để tìm ra những giá trị cốt lõi nào có thể đem xây dựng tổ chức, đồng nghĩa giáo dục tuổi trẻ hiệu quả hơn. Nhưng trên tất cả, tổ chức chúng ta, nhất hạn là cấp hướng dẫn cao nhất, như là Thế giới chẳng hạn, đặt tầm nhìn ở những khung cảnh quao quát và nhu cầu thiết thực hơn để từ đó, định hướng cho hiện tại lẫn tương lai của tổ chức trong toàn cảnh quốc tế, mà đối tượng kế thừa là tuổi trẻ không chỉ giới hạn trong hoạt động GĐPT, mà là giới trẻ Phật Giáo Việt Nam.

Điều đáng mừng là, một công trình nghiên cứu như thế, xoáy vào tâm điểm tuổi vị thành niên GĐPT, quan sát phương pháp hàng đội tự trị, thể thức quản trị huynh trưởng các cấp trong một đơn vị v.v… Andrew Nova Le đã đưa ra những nhận xét chân xác, có khi phơi bày thực trạng nhạy cảm thường gặp ở bất kỳ người trẻ nào. Những nghiên cứu như vậy, là cần thiết và đáng khích lệ.

Chúng tôi tin rằng tổ chức GĐPT không chỉ khoanh vùng chất xám và nhất hạn đóng khung tâm huyết huynh trưởng trong những bậc học Kiên-Trì-Định-Lực hay Lộc Uyển-A Dục-Huyền Trang và Vạn Hạnh; rồi Tập-Tín-Tấn và Dũng. Càng không giới hạn lòng tha thiết của quý anh chị em đoàn sinh lẫn huynh trưởng xuất thân từ GĐPT, dù ở không gian nào cũng sẽ đóng góp cho Cộng đồng Phật giáo nói chung và GĐPT nói riêng những công trình trí tuệ ý nghĩa của mình, bên cạnh những giá trị Tổ chức đã có như vừa nhắc trên. Nhưng ý tưởng là một việc, việc cần làm là cấp hướng dẫn phải thiết lập những chương trình hoạt động chính quy nhằm khuyến khích, nâng đỡ và quy tụ những tiềm năng Phật giáo bàng bạc khắp nơi cho những dự án phát triển.

Như Andrew Nova Le, nguyên là một thành viên của GĐPT Liễu Quán, Seattle, USA, tiêu biểu cho một trong nhiều tấm gương truyền cảm hứng, đầy khích lệ chung cho tất cả chúng ta.
ANDREW NOVA LE: Upward or downward? The importance of organizational forms and embedded peer groups for the second generation

This article illustrates the importance of organizational forms and embedded peer groups in shaping the divergent assimilation outcomes of second generation Vietnamese Americans. I first argue that being a member of a Vietnamese  Buddhist youth group and the formation of strong ethnic ties at  youth  group embed the adolescent into the local ethnic community and extend the social control of the organization and peer group into their lives. Secondly, I contend that, for youth groups with a disproportionate number of juvenile members to adult leaders, the onus is on adolescent leaders to regulate their peer groups. The reliance on teenage leaders and horizontal peer groups without adult supervision can result in dissonant acculturation because it lacks and/or undercuts parental  authority.  On the other hand, for organizations with a balanced ratio of adult leaders to teenage members, there is a vertical intergenerational group structure. The adult leaders empower the juvenile leaders and normatively regulate the conduct of the peer subgroups. Instead of undermining parental authority, youth groups that feature vertical intergenerational groups can reinforce traditional Vietnamese values and the aspiration to upwardly mobilize.

These findings contribute to the immigrant incorporation and immigrant religion literatures in several ways. First, because assimilation outcomes of the second generation will continue to be of utmost importance for the foreseeable future, this study contributes to the critical engagement of general assumptions in the segmented assimilation literature. More specifically, it is necessary to consider how embeddedness in an ethnic community can lead to divergent assimilation outcomes (Menjivar, 2000; Portes and Sensenbrenner, 1993). The second contribution is illustrating the fruitfulness of adopting principles and perspectives from a range of subfields to study immigrant incorporation. As organizational sociologists

have long discussed (Blau, 1955; Weber, 1978), organizations have emergent characteristics and principles that can differently affect organizational members and outcomes. These sui generis properties of ethnic organizations should be highlighted in the study of religion, immigration, and assimilation outcomes.

The continued participation of adults is important to the vitality of local ethnic organizations and, by extension, the wellbeing of the second generation. Some of the adult interviewees stopped attending youth group because they perceived weekly participation as too tedious or perhaps ineffective. Nevertheless, mentorship at ethnic organizations is a slow but necessary process, particularly for disadvantaged immigrants and their children, the second generation…